Nên biết cách thể hiện sự tôn trọng nhân viên đúng cách
Đối xử hằng ngày: Cách mà cấp trên trao đổi với nhân viên hằng ngày là một chi tiết quan trọng. Quên, nhầm tên nhân viên, hoặc điều tương tự có thể gây ra sự phiền muộn. Mọi nhân viên đều muốn cấp trên chú ý đến mình. Từ câu chào buổi sáng cho đến trao đổi mang tính công việc, lẫn những nhận xét đều có thể làm cho không khí nóng lên hoặc dịu đi. Vui buồn của nhân viên hằng ngày tùy vào họ được đối xử ra sao…
Nhiều nhà quản lý chia sẻ là họ rất muốn thể hiện sự tôn trọng nhân viên. Nhưng vấn đề là thể hiện thế nào cho đúng.
David Sirota và Douglas Klein – hai chuyên gia về quản lý nhân sự, đồng tác giả cuốn The Enthusiastic Employee: How Companies Profit by Giving Workers What They Want – Nhân viên nhiệt thành: Công ty có lợi ra sao khi nhân viên được như họ mong muốn (NXB Pearson Education, bản cho Kindle 2014) đã khảo sát về sự tôn trọng ở nơi làm việc, với cùng một bộ câu hỏi, lặp lại trong hơn 40 năm với nhân viên của khoảng 840 doanh nghiệp tại Mỹ.
- Việc Làm 24h sẽ là kho tàng Việc Làm dành cho bạn. Tại đây, các thông tin Tuyển Dụng sẽ được upload và cập nhật liên tục, sẽ hỗ trợ hiệu quả cho bạn có thể tìm được việc một cách nhanh chóng.
Câu hỏi được nêu khi khảo sát là: “Hãy đánh giá mức độ mà cấp trên của bạn đã đối xử tôn trọng và đúng cách với bạn – như là một người trưởng thành có trách nhiệm”. Kết quả chỉ ra rằng 74% câu trả lời là không tệ. Các tác giả phân sự đối xử thể hiện tôn trọng qua ba mức độ: Tích cực, vô cảm và tệ bạc.
Mức tệ bạc
Đây là trường hợp hiếm gặp. Rõ ràng nhất là cấp trên xem nhân viên như người giúp việc, thể hiện ở chỗ nhân viên thường trở thành trò cười của cấp trên, hoặc cụ thể hơn, là suy nghĩ “đã là nhân viên thì không được ra bất kỳ một quyết định nào trong công việc”.
Mức đối xử vô cảm
Cách đối xử này thường gặp hơn. Khi ấy, cấp trên thường quan tâm đến hoạt động kinh doanh hơn là đến nhân viên của mình. Các tác giả nhận định là tất nhiên trong doanh nghiệp vẫn có nhóm nhân viên được quan tâm, thường là nhóm dẫn đầu trong sản xuất và hoàn thành công việc. Nhóm này còn nhận được sự khen thưởng. Nhưng các tác giả xem sự thể hiện này là sự công nhận về kết quả đóng góp, chứ không phải xuất phát từ sự tôn trọng nhân viên. Theo họ, sự khác biệt là ở chỗ sự tôn trọng sẽ không kèm theo điều kiện. Nghĩa là, không kể đến việc nhân viên đó làm gì, mà cần đối xử với anh/cô ấy với tư cách là một con người.
Mức độ đối xử tôn trọng
Các tác giả cho là cảm giác được đón nhận của nhân viên sẽ tạo một lực đẩy rất lớn với họ. Để trả lời câu hỏi “Điều gì làm cho nhân viên cảm thấy là mình được đón nhận?”, các tác giả lấy ví dụ từ sổ tay nhân viên chỉ có một trang của một công ty có tiếng như sau:
Chào mừng bạn đến với công ty
- Để tìm được Việc Làm Nhanh chóng, rất nhiều người khá hấp tấp tìm kiếm trên những trang web không rõ ràng, dẫn đến việc bị lừa đảo. Nhưng với website tìm Viec Lam của chúng tôi, chúng tôi sẽ đảm bảo cho bạn về tính trung thực và chất lượng của từng thông tin.
Chúng tôi rất vui khi bạn về với công ty. Mục tiêu số một của chúng ta là các dịch vụ khách hàng xuất sắc. Bạn hãy đặt mục tiêu cao cho cá nhân và nghề nghiệp cho mình. Chúng tôi rất tin tưởng là bạn có khả năng đạt được điều ấy. Quy tắc của công ty:
Quy tắc #1: Hãy sử dụng sự phán đoán của bạn trong mọi tình huống. Không có thêm quy tắc nào nữa. Hãy thoải mái hỏi trưởng phòng, quản lý kho, hoặc giám đốc đơn vị bất cứ điều gì và lúc nào.
Các tác giả cho là nội dung sổ tay này được chuyển hóa thành hành động của nhân viên. Các chi tiết mà các nhân viên thường chú ý để thấy mình được tôn trọng (hoặc không) là:
Điều kiện làm việc: Một điều kiện làm việc chấp nhận được.
Sự phân biệt: Tiện ích dành cho cấp trên và cho nhân viên khác nhau, sẽ được nhận ra ngay. Phân biệt về tiền lương cũng hay gây ra phiền muộn: không phải là lương giữa cấp quản lý với nhân viên mà là giữa nhân viên hưởng lương theo thời gian và hưởng lương theo kết quả công việc.
Tự chủ trong công việc: Nhân viên được tự chủ trong công việc, được tin tưởng và tôn trọng. Ngược lại, mọi hành động của nhân viên đều bị kiểm soát sẽ gây cảm giác thiếu tin tưởng. Khi đó nhân viên cảm thấy không được đối xử như người trưởng thành, mất sự tôn trọng.
Hạn chế trong trao đổi thông tin: Mọi tổ chức luôn phải chặt chẽ trong việc trao đổi, truy cập thông tin. Thế nhưng khi hạn chế trao đổi thì thông tin lại là chi tiết gây ra sự phiền lòng và nhân viên cảm thấy mình không được tôn trọng. Một chính sách rõ ràng, hợp lý về trao đổi và sử dụng thông tin sẽ giải tỏa điều này.
Đối xử hằng ngày: Cách mà cấp trên trao đổi với nhân viên hằng ngày là một chi tiết quan trọng. Quên, nhầm tên nhân viên, hoặc điều tương tự có thể gây ra sự phiền muộn. Mọi nhân viên đều muốn cấp trên chú ý đến mình. Từ câu chào buổi sáng cho đến trao đổi mang tính công việc, lẫn những nhận xét đều có thể làm cho không khí nóng lên hoặc dịu đi. Vui buồn của nhân viên hằng ngày tùy vào họ được đối xử ra sao…
Hãy xem thêm những công việc đang tuyển sau đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply