Bí quyết kinh doanh của người Nhật: “Thả dây dài, câu cá lớn”
Định luật Say (Say’s Law) – một định luật nổi tiếng trong kinh tế học cho rằng: Trên thị trường sản phẩm, cung và cầu tác động lẫn nhau nhưng cầu do cung quyết định, vì tự thân cung luôn có thể mang lại cầu; có cung như thế nào thì sẽ có cầu như thế ấy. Doanh nhân Nhật đã vận dụng định luật này – họ dùng sản phẩm mới để dẫn cầu, tạo nên thị trường. Sony là một ví dụ điển hình.
Các doanh nhân Nhật Bản thành công đều có tầm nhìn chiến lược về thị trường lâu dài. Họ luôn hướng mục tiêu đến tương lai. Một khi đã nhắm một thị trường nào đó thì họ sẽ không chú ý đến lợi ích ngắn hạn, không tính toán được mất trước mắt. Họ chấp nhận trả giá đắt để chiếm lĩnh thị trường tương lai.
1. Chất lượng và uy tín
Chú trọng chất lượng và uy tín là một trong những mưu lược quan trọng trong khai thác thị trường của doanh nhân Nhật Bản. Họ cho rằng sản xuất hàng giả, hàng nhái không chỉ là hành vi vi phạm đạo đức xã hội mà còn là hành vi ngu xuẩn cắt đứt con đường làm giàu của mình. Họ hiểu rằng thứ đảm bảo cho sự đứng vững và mở rộng thị trường hàng hóa của chính mình là sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ tốt.
- Tuyển Dụng Nhanh và hiệu quả là điều các nhà tuyển dụng luôn mong muốn, Tuyển Dụng Việc Làm Nhanh mà lại vô cùng đơn giản, MangViecLam.com đáp ứng nhu cầu Tuyển Dụng đó một cách nhanh chóng nhất!
Họ hiểu rằng uy tín là ngọn nguồn sinh mệnh của doanh nghiệp. Uy tín còn quý hơn vàng. Dó đó họ luôn chú trọng đến vấn đề chất lượng và sẵn sàng trả giá rất lớn để bảo vệ hoặc gây dựng uy tín của doanh nghiệp.
2. “Thả dây dài, câu cá lớn”
Nhẫn nại là đức tính vốn có của doanh nhân Nhật Bản. Họ giỏi đầu tư thị trường với tầm nhìn xa bằng phương thức “thả dây dài, câu cá lớn”. Một khi đã quyết định mở một thị trường nào đó họ sẽ có đủ nhẫn nại để chờ đợi lợi nhuận xuất hiện. Đối với doanh nhân Nhật Bản, trong giai đoạn khởi đầu, chen chân và đứng vững trong thị trường còn quan trọng hơn cả lợi nhuận nên họ sẵn sàng chịu thiệt hại trước mắt để lấy thành công tương lai. Các doanh nhân thành công của Nhật Bản phần lớn đều coi trọng kế hoạch, chiến lược lâu dài, đặt mục tiêu vào thị trường tương lai.
3. Nắm bắt thông tin nhanh
Doanh nhân Nhật Bản đánh chiếm thị trường nước ngoài còn có một biện pháp rất thông minh nữa, đó là dựa vào mạng lưới thông tin khổng lồ để thu thập thông tin kinh tế của các nước, qua đó phát hiện các manh mối, tìm kiếm thị trường tiềm năng, sau đó làm tốt công tác chuẩn bị về các phương diện. Như thế, một khi nước nào đó phát thông tin nhu cầu ra bên ngoài, doanh nhân Nhật Bản sẽ có thể đi trước doanh nhân các nước khác và giành lấy đơn đặt hàng.
Đầu thập niên 60 của thế kỉ 20, Trung Quốc vừa xây dựng mỏ dầu Đại Khánh. Chuyện này được bảo mật rất nghiêm ngặt, ngay cả người Trung Quốc bình thường cũng không biết địa điểm của mỏ dầu Đại Khánh. Nhưng người Nhật Bản lại biết và còn biết rất rõ. Thì ra họ đã dựa vào các tư liệu rải rác trên một số tờ báo để phân tích ra.
4. Chiến lược tặng miễn phí
- Hiện nay, quá trình Tuyển Dụng Việc Làm không phải là điều gì quá khó khăn, việc Tuyen Dung cũng đã được đơn giản và cụ thể hóa đi rất nhiều, hay nhanh chóng bắt kịp những điều mới này nhé!
Về mặt khai thác thị trường, doanh nhân Nhật Bản còn áp dụng một biện pháp “thả dây dài, câu cá lớn”. Khi sản phẩm mới họ tung ra ít được biết đến trên thị trường, để mở đường tiêu thụ, doanh nhân Nhật ngoài ra sức quảng cáo, tiếp thị, còn thường xuyên áp dụng hình thức tặng miễn phí để mở rộng thị trường.
Đây không phải là hành động mù quáng mà là hành động đã được cân nhắc kỹ lưỡng. Trước tiên họ tìm xem ở đâu có cá lớn, sau đó mới quăng dây dài đến chỗ có cá lớn. Nói theo thuật ngữ tiếp thị thì là họ đã sớm xác định thị trường mục tiêu.
5. Tự tạo ra thị trường
Định luật Say (Say’s Law) – một định luật nổi tiếng trong kinh tế học cho rằng: Trên thị trường sản phẩm, cung và cầu tác động lẫn nhau nhưng cầu do cung quyết định, vì tự thân cung luôn có thể mang lại cầu; có cung như thế nào thì sẽ có cầu như thế ấy. Doanh nhân Nhật đã vận dụng định luật này – họ dùng sản phẩm mới để dẫn cầu, tạo nên thị trường. Sony là một ví dụ điển hình.
Công ty Sony thành lập năm 1946 nhưng 30 năm sau đã trở nên nổi tiếng với nhãn hiệu “Sony” như một điều thần kỳ. Về thành công của hãng Sony, nguyên nhân nổi bật nhất chính là họ dám đổi mới, dùng sản phẩm mới để tạo ra nhu cầu và mở ra thị trường mới.
>> Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tuyển dụng cho từng ngành riêng biệt dưới đây:
♦ Tuyển dụng ngành Kinh Doanh
♦ Tuyển dụng ngành Bán Hàng
♦ Tuyển dụng ngành Công Nghệ Thông Tin
♦ Tuyển dụng ngành Bảo Vệ/Vệ Sĩ/An Ninh
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Cùng Danh Mục:
Chuẩn bị sắm lễ và văn khấn cầu tự nên như thế nào?
Thưởng thức món ngao xào hành tây
Hướng dẫn cách làm món ăn ngon hơn với... sữa
Mẹo để ngày làm việc đầu tiên “xuôi chèo, mát mái”
Những con giáp này sinh ra sẽ được hưởng phúc sung sướng cả đời
Khám phá về tình yêu năm 2019 của 12 con giáp
Leave a Reply